Nếu bạn cảm thấy lo lắng không biết là cơ thể mình có thiếu sắt hay không thì hãy đến gặp bác sĩ. Một xét nghiệm máu đơn giản có thể tìm ra câu trả lời,ốnggìđểcơthểhấpthụnhiềuchấtsắtnhấ
thien hạ bét theo
The Conversation.Có 2 dạng chất sắt trong chế độ ăn của chúng ta là sắt haem và sắt không haem. Trong đó, haem là tên một loại protein có chứa phân tử sắt, góp phần cấu thành hemoglobin. Hemoglobin là một protein khác nằm trong tế bào hồng cầu, có chức năng vận chuyển ôxy đi khắp cơ thể.Sắt haem có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật, chẳng hạn như thịt. Trong khi đó, sắt không haem được tìm thấy trong thực vật, chẳng hạn như ngũ cốc, đậu, các loại hoạt. Cơ thể sẽ dễ hấp thụ sắt haem hơn so với sắt không haem.Để tăng cường hấp thụ sắt, mọi người hãy nạp những món giàu vitamin C vào giữa bữa ăn. Vitamin C sẽ giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Những món giàu vitamin C có thể kể đến gồm cam, cà chua, bưởi.Các bằng chứng nghiên cứu cho thấy nạp 100 mg vitamin C sẽ giúp tăng khả năng hấp thụ sắt lên đến 4 lần. Lượng vitamin C này tương đương 1 ly nước cam.
Trong trà có chứa tannin, một chất có khả năng ức chế sự hấp thu sắt không haem Shutterstock |
Ngoài ra, khi đang ăn, mọi người cũng cần tránh các loại thức uống làm ức chế khả năng hấp thụ sắt. Trà là loại thức uống như vậy. Trong trà có chứa tannin, một chất có khả năng ức chế sự hấp thu sắt không haem.Không chỉ có trong trà, tannin còn có trong nhiều loại thực phẩm khác như cà phê, ca cao, hạnh nhân, nho, quả mọng, lựu hay các loại gia vị như vani, quế.Các nghiên cứu cho thấy trà và cà phê là những loại có khả năng ức chế chất sắt mạnh nhất. Uống một tách trà có thể làm giảm 75 đến 80% khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, tỷ lệ này với cà phê là 60%. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo trong vòng 2 giờ trước và sau khi ăn, mọi người không nên uống trà hay cà phê, theo
The Conversation.